• toân phöông nam
  • Tôn Việt Nhật
  • Che chở mọi công trình

Tại Tôn Phương Nam, không có cái gọi là 'đặc" lý thuyết

|

“Nhiều người nói doanh nghiệp nhà nước trì trệ, chậm, quan liêu nhưng thực ra, nếu xét kỹ sẽ thấy rất nhiều cái được trong mô hình đó, đặc biệt là ưu điểm về tính ổn định trong cơ cấu tổ chức”.

Vấn đề là làm sao để đưa được vai trò lãnh đạo của tổ chức chính trị gắn với hoạt động của doanh nghiệp tạo sự ổn định, sức mạnh cho doanh nghiệp. Ông Lê Việt - Phó Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Tôn Phương Nam đã chia sẻ như vậy bởi đó chính là những gì đã và đang diễn ra ở tổ chức Đảng trong đơn vị mà ông đang công tác.

Là đơn vị liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP với Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) và Công ty FIW STEEL SDN.BHD (Malaysia), Công ty Liên doanh Tôn Phương Nam được hình thành vào năm 1995 tại nhà máy I, ở Khu công nghiệp Biên Hòa và là đơn vị đầu tiên đưa công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm và tôn mạ màu dạng cuộn công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam. Tôn Phương Nam có 315 người lao động Việt Nam và 01 chuyên gia Nhật Bản, trong đó có 45 đảng viên và là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Tổng công ty Thép Việt Nam. Ngoài tổ chức Đảng còn có các tổ chức chính trị như: Công đoàn, Đoàn thanh niên...

Nhà ăn của Tôn Phương Nam sạch sẽ không một hạt bụi

Thời điểm thành lập chi bộ Đảng tại Tôn Phương Nam thì mô hình một tổ chức Đảng trong liên doanh còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, càng ngày tổ chức này càng khẳng định vai trò và ý nghĩa thiết thực của nó đối với sự phát triển của đơn vị. Thực tế những năm qua, tổ chức Đảng luôn là chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động, trong những lúc khó khăn nhất thì các đảng viên luôn là những người đi tiên phong, hiến kế đưa doanh nghiệp phát triển, đưa Tôn Phương Nam từ một doanh nghiệp nhỏ thành một trong những doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất tại Việt Nam.

Điểm giống các đảng bộ khác của Đảng bộ cơ sở Tôn Phương Nam là cũng xây dựng quy chế hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ với Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP cùng xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế. Nhưng điểm khác là ở chỗ biết cách vận dụng. Liên doanh với Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt cũng có những lợi thế nhất định bởi sự tương đồng trong văn hóa, trong tư duy về con người, trong cách quản trị từ định hướng lâu dài. Tuy nhiên, lợi thế đó sẽ chẳng là gì nếu quên mất nhận thức cốt lõi: nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh luôn hòa làm một.

Thậm chí, ngoài nhiệm vụ trong chuyên môn, nếu là đảng viên, người đó phải hoàn thành nhiệm vụ của mình tốt hơn người đồng cấp nhưng chưa phải đảng viên. “Khi tham dự các cuộc họp chi bộ, phía đối tác nhận thấy chúng tôi không nói chuyện suông mà nội dung toàn bàn về nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, họ rất hài lòng. Và họ luôn tạo điều kiện tốt nhất có thể cho một tổ chức mà họ cho là có lợi” - ông Việt nói.

Fangape của Tôn Phương Nam nhằm mục tiêu quảng bá rộng rãi hơn thương hiệu của một loại tôn che chở mọi công trình

Tại Tôn Phương Nam, vai trò của tổ chức Đảng không phải là lãnh đạo toàn diện, mà là lãnh đạo về mặt tư tưởng, đường lối, người đại diện vốn cũng là bí thư Đảng bộ để cùng điều hành sao cho nhất quán. “Ở cương vị là một đơn vị liên doanh tôi thấy Đảng bộ Tổng công ty Thép Việt Nam đã có những chỉ đạo phù hợp khi đã tổng hòa được hai nhiệm vụ trong một người lãnh đạo. Tổ chức Đảng trong liên doanh không trực tiếp lãnh đạo mà thông qua người lãnh đạo để tìm kiếm, bồi dưỡng, đào tạo và tiến cử… đúng quy trình để đưa cán bộ xứng đáng vào các vị trí chủ chốt của doanh nghiệp. Trước đây và kể cả bây giờ vẫn nhiều người coi đó những gì “đặc” lý thuyết, nhưng khi vào thực tiễn, Tôn Phương Nam thấy tất cả đều đúng” - ông Lê Việt chia sẻ.

tapchicongthuong.vn

Tin liên quan